Mác bê tông là gì? Làm sao để xác định mác bê tông?

Mác bê tông là gì? Làm sao để xác định mác bê tông?

Mác bê tông là gì? Làm sao để xác định mác bê tông?

Bê Tông Thương Phẩm

Bê Tông Đúc Sẵn
Vật Tư Bê Tông

Mác bê tông là gì? Làm sao để xác định mác bê tông?

 Ngày đăng 05-11-2022

Trong ngành xây dựng, cụm từ "mác bê tông" là một từ chuyên ngành khá phổ biến. Vậy, mác bê tông là gì? Làm sao để xác định và phân loại mác bê tông? Loại nào sẽ phù hợp với công trình của bạn? Hãy cùng DITACO tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Mác bê tông là gì?

Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư mở Wikipedia, mác bê tông được hiểu là khả năng chịu nén của mẫu bê tông. 

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau như chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó, chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén làm tiêu chí để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông. Như vậy có thể hiểu, mác bê tông càng cao thì khả năng chịu nén của bê tông càng lớn.

Trong kĩ thuật, mác bê tông được kí hiệu bằng chữ M. Ví dụ như M100, M150, M200,...

2. Làm sao để xác định mác bê tông?

2.1. Xác định ứng suất nén phá huỷ.

Theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam, để xác định mác bê tông, người ta dùng một mẫu bê tông hình lập phương (đã được ninh kết) có kích thước 150mm x 150mm x 150mm, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày. Sau đó, mẫu này sẽ được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá huỷ mẫu. Đây là cơ sở để xác định cường độ chịu nén của bê tông.

Đơn vị tính cường độ chịu nénMPa (N/mm2) hoặc daN/cm2(kG/cm2). Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm². Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm².

2.2. Lấy mẫu và xác định mác bê tông

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành, TCVN 4453:1995, đối với bê tông thương phẩm (bê tông tươi), thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn;

Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ). Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó. Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả ba mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông (tuổi 28 ngày). Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

3. Phân loại mác bê tông

Đối với bê tông tươi (bê tông thương phẩm), mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Đối với bê tông truyền thống (bê tông tự chọn) thì việc phân chia tỉ lệ nguyên liệu cát, đá, xi măng, nước linh động hơn nên cũng đa dạng nhiều loại mác bê tông hơn như M10, M15, M20,... 

Khi cần độ chính xác trong tỉ lệ nguyên liệu nhằm đạt được mác bê tông chuẩn xác, bê tông tươi sẽ được ưa chuộng hơn.

4. Lựa chọn mác bê tông phù hợp với công trình

Mác bê tông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là 250, 300 cho đến 400.

4.1. Với công trình nhà ở:

  • Nhà ở 3 tầng trở xuống: Mác bê tông thường được dùng là 200, có thể sử dụng mác 250 khi nhịp giữa các dầm lớn.
  • Nhà ở 4-6 tầng: Mác bê tông thường được dùng là 250, có thể sử dụng mác 300 khi nhịp giữa các dầm lớn.
  • Nhà ở 6-10 tầng: Mác bê tông thường được dùng là 300, khi vượt nhịp lớn nên trao đổi trực tiếp với kỹ sư xây dựng.

4.2. Với các công trình khác:

  • Cột bê tông: sử dụng mác 300 trở lên.
  • Trụ cầu, gầm cầu: sử dụng mác 350 trở lên.
  • Nhà công nghiệp, bể chứa, móng nhà cao tầng: sử dụng mác 300-400.

Tuy nhiên, các con số trên chỉ mang tính tham khảo. Để đạt được hiệu quả tối ưu và đảm bảo chất lượng, nên bàn bạc kỹ lưỡng với những người có chuyên môn như chủ thầu xây dựng, kiến trúc sư để nhận được tư vấn từ các chuyên gia trong ngành.

---

Trên đây là những chia sẻ từ DITACO, giúp bạn hiểu rõ bê tông thương phẩm là gì, lợi ích của việc sử dụng bê tông trộn sẵn sẽ như thế nào? Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian tìm hiểu cùng chúng tôi!
 

Hiện nay DITACO chúng tôi đang là một trong những đơn vị cung cấp sản phẩm bê tông tươi tại TP Hồ Chí Minh, TP Thủ Đức và các tỉnh thành lân cận. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ bơm bê tông tươi, hãy liên hệ 0866.18.38.58 bạn nhé!
Fanpage: Ditaco Company

Chúc bạn một ngày tốt lành!

Bài viết liên quan

Làm sao để bảo dưỡng bê tông tươi đúng cách?
Làm sao để bảo dưỡng bê tông tươi đúng cách?

1. Bảo dưỡng bê tông tươi trước và trong quá trình thi công. 2. Bảo dưỡng bê tông tươi sau khi sử dụng.

Quy trình sản xuất và kỹ thuật trộn bê tông tươi.
Quy trình sản xuất và kỹ thuật trộn bê tông tươi.

1. Quy trình sản xuất bê tông tươi. 2. Kỹ thuật trộn bê tông tươi.

Ưu điểm vượt trội của bê tông tươi so với bê tông trộn tay.
Ưu điểm vượt trội của bê tông tươi so với bê tông trộn tay.

1. Những điểm hạn chế của bê tông trộn tay. 2. Ưu điểm vượt trội của bê tông tươi so với bê tông trộn tay.

Cách kiểm tra chất lượng cấu kiện bê tông.
Cách kiểm tra chất lượng cấu kiện bê tông.

Các bước kiểm tra cấu kiện bê tông.

Độ sụt bê tông là gì? Cách kiểm tra độ sụt bê tông.
Độ sụt bê tông là gì? Cách kiểm tra độ sụt bê tông.

1. Độ sụt bê tông là gì? 2. Cách kiểm tra độ sụt bê tông. 3. Lựa chọn độ sụt bê tông đạt chuẩn.

Bê tông tươi là gì? Tại sao hiện nay bê tông tươi lại phổ biến?
Bê tông tươi là gì? Tại sao hiện nay bê tông tươi lại phổ biến?

1. Bê tông tươi là gì? 2. Tính ứng dụng của bê tông tươi. 3. Lợi ích của việc sử dụng bê tông tươi.

Khách hàng và đối tác